ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Bạn có nên đầu tư vào vàng?

28.02.2019, 20:03 5 phút đọc

Xuyên suốt nhiều thế kỷ, người ta vẫn tiếp tục nắm giữ vàng vì nhiều lý do. Vậy chúng ta có nên đầu tư vào vàng? Bài viết này xin cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

 

Dưới đây là 8 lý do bạn nên đầu tư vào vàng

Lịch sử giữ vững giá trị của vàng

Khác với tiền giấy, tiền xu và các tài sản khác, vàng vẫn duy trì giá trị của nó qua nhiều thời đại. Người ta coi vàng là phương tiện để duy trì và truyền lại sự giàu có từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sự suy yếu của đồng đô la

Mặc dù đô la Mỹ là một trong những đồng tiền dự trữ quan trọng nhất trên thế giới, nó đã giảm giá trị đáng kể so với các đồng tiền khác trong giai đoạn 1998 – 2008. Điều này đã khuyến khích mọi người chuyển sang nắm giữ vàng như một  nơi trú ẩn an toàn và do đó đã làm giá vàng tăng lên. Giá vàng tăng lên gấp 3 lần trong giai đoạn 1998 – 2008, đạt $1.000/ ounce vào đầu năm 2008 và tăng gần 2 lần trong giai đoạn 2008  -2012, đạt quanh mức $1.800 – $1.900 một ounce. Sự sụt giảm của đồng đô la xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm chi tiêu ngân sách lớn, thâm hụt thương mại và gia tăng cung tiền.

Lạm phát

Trong suốt chiều dài lịch sử, vàng làm một công cụ tuyệt vời để chống lạm phát, bởi vì giá vàng có xu hướng tăng khi chi phí sinh hoạt tăng lên. Trong suốt 50 năm qua, các nhà đầu tư đã chứng kiến giá vàng tăng lên đáng kể và thị trường chứng khoán lao dốc trong những năm lạm phát cao.

Giảm phát

Giảm phát là thời kỳ trong đó giá giảm, hoạt động kinh doanh chậm lại và nền kinh tế phải chịu sức ép trước các gánh nặng nợ khổng lồ, điều vẫn chưa lặp lại kể từ Đại suy thoái những năm 1930. Trong thời gian đó, sức mua tương đối của vàng tăng mạnh trong khi các loại giá cả khác giảm đáng kể.

Sự không chắc chắn về địa chính trị

 đầu tư vào vàng
Có nên đầu tư vào vàng – công cụ phòng vệ trước các bất ổn kinh tế, chính trị

Vàng duy trì giá trị của nó không chỉ trong những thời kỳ có bất ổn về tài chính mà còn cả những thời kỳ có sự bất ổn về địa chính trị. Nó thường được gọi là “crisis commodity” (tạm dịch: hàng hoá thời khủng hoảng), bởi vì khi căng thẳng thế giới tăng cao,  mọi người thường tìm đến sự an toàn tương đối của vàng. Trong những khoảng thời gian đó, vàng thường hoạt động tốt hơn các khoản đầu tư khác. Ví dụ, giá vàng đã trải qua những sự thay đổi đáng kể, phản ứng lại trước những khủng hoảng xảy ra ở EU. Giá vàng thường tăng lên khi niềm tin vào các chính phủ ở mức thấp.

Cung hạn chế

Từ những năm 1990, phần lớn nguồn cung vàng trên thị trường đến từ việc bán vàng thỏi của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Hoạt động bán ra của các ngân hàng trung ương đã giảm đáng kể từ năm 2008. Đồng thời, hoạt động khai thác vàng mới của các mỏ cũng giảm kể từ năm 2000. Theo BullionVault.com, sản lượng khai thác hàng năm của các mỏ vàng đã giảm từ 2.573 tấn năm 2000 xuống còn 2.444 tấn năm 2007 (tuy nhiên, theo Goldsheetlinks.com, hoạt động khai thác vàng đã hồi phục với sản lượng 2.700 tấn năm 2011). Phải mất từ 5 – 10 năm để đưa một mỏ vàng mới vào khai thác. Do đó nguyên tắc chung, cung vàng giảm làm giá vàng tăng.

Cầu tăng

Trong những năm trở lại đây, sự giàu có của các nền kinh tế mới nổi đã đẩy mạnh nhu cầu vàng. Ở nhiều quốc gia, vàng gắn liền với văn hoá. Ấn Độ là một trong các quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất trên thế giới, ở đây vàng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả đồ trang sức. Như vậy, mùa cưới ở Ấn Độ vào tháng 10 theo truyền thống là thời điểm trong năm có nhu cầu vàng cao nhất (mặc dù đã giảm trong năm 2012). Trung Quốc, nơi mà các thỏi vàng là một hình thức tiết kiệm truyền thống, nhu cầu vàng vẫn không đổi.

Nhu cầu nắm giữ vàng của các nhà đầu tư cũng tăng lên. Nhiều nhà đầu tư đang bắt đầu coi hàng hoá, cụ thể là vàng, là một loại tài sản đáng để bỏ vốn vào đầu tư. Trên thực tế, SPDR Gold Trust đã trở thành một trong những quỹ ETF lớn nhất ở Mỹ, cũng như một trong những quỹ nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới, chỉ sau 4 năm từ khi ra đời.

Đa dạng hoá danh mục

 đầu tư vào vàng
Có nên đầu tư vào vàng để đa dạng hoá danh mục đầu tư?
Có nên đầu tư vào vàng để đa dạng hoá danh mục đầu tư? Điểm then chốt của đa dạng hoá là đầu tư vào các loại tài sản không có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vàng trong lịch sử có mối tương quan âm với cổ phiếu và các công cụ tài chính khác. Những sự kiện gần đây càng củng cố kết luận này:
  • Những năm 1970 là năm tuyệt vời của vàng nhưng là năm kinh khủng của thị trường chứng khoán.
  • Những năm 1980 và 1990 là những năm tuyệt vời của chứng khoán, nhưng kinh khủng với vàng.
  • Năm 2008 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán thì mọi người lại chuyển hướng sang vàng.
  • Các nhà đầu tư đa dạng hoá danh mục bằng cách kết hợp vàng với cổ phiếu, trái phiếu để giảm rủi ro và sự biến động chung.

Kết luận

Vàng là một phần quan trọng của đa dạng hoá danh mục đầu tư bởi vì giá vàng tăng lên trước các sự kiện khiến giá của các giấy tờ có giá, như cổ phiếu và trái phiều, giảm. Mặc dù giá vàng bị dao động trong ngắn hạn, nó luôn luôn duy trì giá trị trong dài hạn. Qua nhiều năm, nó đã trở thành một phương tiện phòng vệ chống lại lạm phát và sự xói mòn giá trị của các đồng tiền chủ chốt. Bởi vậy, câu trả lời cho câu hỏi có nên đầu tư vào vàng hay không chính là có.

Tổng hợp bởi VnRebates
Theo Investopedia
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.