VNREBATES

Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường.

15.05.2024, 14:25 12 phút đọc

Như các bạn đã biết một ngày trên thị trường tài chính sẽ có 3 phiên giao dịch chính: Asian, London, Newyork. Ứng với mỗi phiên giao dịch là khối lượng và biên độ dao động khác nhau. 3 phiên giao dịch cứ nối tiếp nhau như kể một câu chuyện về thị trường. Tuy nhìn có vẻ là những dữ liệu rời rạc nhưng lại liên kết với nhau chặt chẽ.
Phiên Asian thường có khối lượng giao dịch và biến động nhỏ nhất nên Asian zone ít được các trader quan tâm nhưng thật chất có phải dữ liệu phiên Asian không có giá trị nào? Tận dùng biến động và những diễn biến của phiên Asian thế nào cho hợp lý? Giữa các phiên giao dịch có mối tương quan nào hay không và việc xác định xu hướng từng phiên giao dịch có ảnh hưởng thế nào đến phiên giao dịch tiếp theo?
Qua bài viết ngày hôm nay VnRebates sẽ gửi đến các bạn một góc nhìn khác về cách liên kết diễn biến giữa phiên giao dịch với nhau dưới góc nhìn của phương pháp SMC và chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường.

1. Phiên Á và cái bẫy thanh khoản khởi đầu ngày mới:

Trong một phiên giao dịch sẽ hình thành giá thấp nhất ( Session Low) và giá cao nhất (Session High). Hành động quét Liquidity ở hai Session High/Low này của Bigboy sẽ khiến thị trường đảo chiều lên hoặc xuống. Vì mỗi Session High/Low này đều đóng vai trò là thanh khoản.

Trong một ngày giao dịch sẽ có ít nhất một phiên sẽ bị thao túng. Vì khối lượng giao dịch và biên độ giá của phiên Á thường rất thấp (7-10 pips khung m15) nên phiên Á thường là phiên tạo ra Liquidity cho thị trường và là phiên dễ bị thao túng nhất.

Cũng vì đặc điểm đó nên Bigboy thường Sweep liquidity tại Asian Session High/Low.

Xem lại bài viết: Session Liquidity để biết cách Bigboy thao túng thị trường theo thời gian.

Hình 1. Asian Session High bị thao túng báo hiệu cho sự đảo chiều.

Hình 1. Asian Session High bị thao túng báo hiệu cho sự đảo chiều.

Biểu đồ GBP/USD khung M5 trên cho thấy sự tiếp diễn giữa 2 phiên Á-Âu. Nhưng hãy để ý vào khoảng thời gian Lunch Break giá đã vượt ra ngoài Asian Session High. Đây là tín hiệu của sự đảo chiều tiềm năng.

Tuy nhiên các bạn không nên tiến hành Sell ngay mà phải đợi sự xuất hiện của tín hiệu CHOCH. Sau khi tín hiệu CHOCH xuất hiện giá quay về Oder Block và bắt đầu giảm. Đây cũng là thời gian phiên Mỹ diễn ra.

Đây cũng là đặc điểm khi 2 phiên giao dịch tiếp diễn thì phiên tiếp theo là một sự đảo chiều.

Hình 2. Asian Session Low bị thao túng là tiền đề cho chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường.

Hình 2. Asian Session Low bị thao túng là tiền đề cho chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường.

Biểu đồ EURUSD khung M5 trên cho thấy sau khi giá nằm ngoài Asian Session Low vào giờ Lunch Break dự báo sự đảo chiều của xu hướng. Trong suốt phiên Âu giá đã Mitigate lại về vùng Oder Block. Trước khi bật tăng khi phiên Mỹ bắt đầu.

Một đặc điểm nữa cần phải chú ý để kết hợp diễn biến giữa các phiên giao dịch đó là phiên London thường là tiền đề tạo POI cho phiên Mỹ. Tuy nhiên trong chiến lược giao dịch này dữ liệu phiên London không được sử dụng.

Trên đây là 2 ví dụ cho thấy các Session của phiên Asian bị thao túng là dấu hiệu tiềm năng cho một sự đảo chiều xu hướng. Và đây cũng chính là tiền đề cho chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường.

2. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường:

Trước tiên để bắt đầu chiến lược này các bạn cũng thiết lập Indicator FXN (Asian Session Range) trên thanh công cụ Trading View. Tiền đề cho chiến lược Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường bắt nguồn từ 2 yếu tố sau:

  • Phiên Mỹ ngày hôm trước phải có xu hướng (tính chất tiếp diễn của 2 phiên).
  • Sự thao túng của BigBoy ở phiên Á.

2.1 Phân tích diễn biến phiên Mỹ trước đó:

Asian kill zone phụ thuộc vào diễn biến phiên Mỹ của ngày hôm trước và khoảng thời gian Mid Night. Cùng đến với một vài trường hợp có thể xảy ra sau đây:

Hình 3. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường (Phiên Mỹ là xu hướng tăng).

Hình 3. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường (Phiên Mỹ là xu hướng tăng).

Trường hợp 1: Phiên Mỹ trước đó là xu hướng tăng và khoảng thời gian MidNight giá tiến vào một vùng Supply quan trọng, thị trường tạo CHOCH đánh dấu sự dừng lại của xu hướng tăng. Phiên Asian lúc này đóng vai trò là một quá trình ROF tái cấu trúc lại thị trường.

Hình 4. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường (Asian Session High bị Sweep Liquidity).

Hình 4. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường (Asian Session High bị Sweep Liquidity).

Trong trường hợp này có 2 điều cần phải lưu ý:

  • Phiên Mỹ có sự tiếp diễn phiên Âu trước đó hay không. Nếu có thì phiên Á rất có thể sẽ quét Session High.
  • Nếu phiên Mỹ là sự đảo chiều của phiên Âu trước đó thì phiên Á rất có thể sẽ quét Session Low.

Trường hợp 2: Nếu phiên Mỹ trước đó là một xu hướng giảm và vùng giá MidNight đang tiến vào Demand zone sau đó tạo CHOCH đánh dấu sự dừng lại của xu hướng giảm. Phiên Asian lúc này đóng vai trò là một quá trình ROF tái cấu trúc lại thị trường.

Hình 5. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường phiên Mỹ xu hướng giảm và giá Sweep Session High.

Hình 5. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường phiên Mỹ xu hướng giảm và giá Sweep Session High.

Phiên Asian hình thành một vùng giá sideway với cấu trúc Internal tiến về Major của phiên Mỹ trước đó. Trong trường hợp này các bạn sẽ chờ Bigboy Sweep Liquidity của Asian Session High để xem xét một giao dịch Sell tiếp diễn xu hướng giảm. Ngược lại nếu có sự Sweep Liquidity Asian Session Low thì giao dịch Buy là điều cần được xem xét.

Hình 6. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường phiên Mỹ xu hướng giảm và giá Sweep Session Low

Hình 6. Chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường phiên Mỹ xu hướng giảm và giá Sweep Session Low.

Trường hợp 3: Phiên Mỹ hình thành vùng giá sideway. Xác suất để thị trường trong giai đoạn này đi ngang rất cao và quá trình săn Stophunt diễn ra liên tục. Đây cũng chính là giai đoạn gây ra nhiều thua lỗ nhất. Các bạn sẽ xem xét đứng ngoài thị trường trong trường hợp này và chỉ xem xét một lệnh giao dịch khi phiên Âu kết thúc.

Sau khi xem xét sự tiếp diễn giữa các phiên với nhau, công việc tiếp theo các bạn cần làm đó là quan sát cấu trúc của phiên Á.

2.2 Phân tích cấu trúc thị trường phiên Asian:

Điều cốt lõi trong chiến lược giao dịch này chính là việc Bigboy quét giá Session High/ Low của phiên Á đây gọi là kill zone. Hành động Sweep Liquidity này của Bigboy rút cạn thanh khoản thị trường trong giai đoạn phiên Á diễn ra và cũng đồng thời bắt đầu một xu hướng giao dịch mới. Đó có thể là tái thiết lập cấu trúc hoặc tiếp diễn xu hướng.

Phiên Á thường diễn ra chậm và biên độ giá hẹp. Tuy nhiên về mặt cấu trúc Internal phiên Á sẽ có 2 trường hợp thường xuyên xảy ra:

a. Cấu trúc Internal chỉ bao gồm các con sóng tạo Weak High/Low và chưa được ROF.

Cấu trúc Internal này được hình thành trong phiên Á tiếp diễn sau tín hiệu CHOCH của vùng giá MidNight đẩy giá tiến về Major của phiên Mỹ trước đó. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển các con sóng không tạo ra Strong High nào để khẳng định sức mạnh của cú pullback.

Trong trường hợp này các bạn sẽ chờ Bigboy Sweep Liquidity của Asian Session High để xem xét một giao dịch Sell về Strong Low của phiên Mỹ.

Hình 7. Phiên Á diễn ra với cấu trúc Internal chỉ bao gồm các con sóng tạo Weak High.

Hình 7. Phiên Á diễn ra với cấu trúc Internal chỉ bao gồm các con sóng tạo Weak High.

b. Cấu trúc Internal có sự xuất hiện con sóng tạo ra Strong High/Low và đã được ROF.

Cấu trúc Internal trong trường hợp này hình thành những con sóng trong đó đã hình thành Strong High thể hiện sức mạnh của con sóng hồi này đã được củng cố. Việc cần làm là chờ đợi Sweep Liquidity tại Asian Session Low để Buy tiếp diễn xu hướng.

Hình 8. Phiên Á diễn ra với cấu trúc Internal xuất hiện các con sóng tạo Strong High.

Hình 8. Phiên Á diễn ra với cấu trúc Internal xuất hiện các con sóng tạo Strong High.

Các bạn sẽ xem xét ngược lại với xu hướng giảm, còn bây giờ hãy đến với ví dụ thực tế trên biểu đồ.

3. Ví dụ chiến lược Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường:

Vì đây là chiến lược dành cho Intraday trader nên các bạn sẽ xem xét các khung thời gian nhỏ dưới M15. Cùng quan sát biểu đồ GBPUSD khung M5 sau:

Hình 9. Biểu đồ GBPUSD khung M5.

Hình 9. Biểu đồ GBPUSD khung M5 (Nguồn: TradingView).

Trước tiên hãy cùng quan sát biểu đồ đầu ngày của cặp tiền này.

  • Cuối phiên Âu của ngày hôm trước giá đã hình thành sự đảo chiều và xu hướng tăng tiếp tục được duy trì sang phiên Mỹ.
  • Sau khi phiên Mỹ kết thúc là giai đoạn MidNight, tại đây giá đã đi vào một vùng Supply mạnh và bắt đầu tạo CHOCH.
  • Có thể khẳng định xu hướng tăng hiện tại đã tạm dừng.
  • Các bạn cũng có thể dễ dàng note lại các đỉnh và đáy quan trọng trên biểu đồ.

Cùng xem diễn biến phiên Á thế nào để đưa ra quyết định giao dịch.

Hình 10. Giá quét Asian Session Low phiên Á và hình thành cấu trúc Strong High ROF lại thị trường.

Hình 10. Giá quét Asian Session Low phiên Á và hình thành cấu trúc Strong High ROF lại thị trường.

Cùng quan sát cấu trúc khung giờ Midnight kết hợp với phiên Á.

  • Đầu tiên là vùng Demand cuối cùng tạo ra Strong High. Vùng Demand này sau đó bị phá vỡ như báo hiệu xu hướng tăng đã kết thúc.
  • Trong suốt khung giờ Midnight thị trường gần như đi ngang và chỉ tạo ra được các Weak Low. Điều này cho thấy con sóng giảm hay pullback này không đủ mạnh và nó sẽ bị ROF trước khi tạo xu hướng mới
  • Phiên Á diễn ra và lúc này thị trường tiến vào vùng giá Strong Low được tạo ra trước đó ở phiên Mỹ đã bật tăng tạo ra Strong High đầu tiên của con sóng pullback. Sức mạnh của xu hướng giảm được củng cố và sau đó giá đã phá vỡ Asian Session Low.

=> Lúc này theo như lý thuyết giá phá vỡ Asian Session Low và chạm vào Strong Low của phiên Mỹ thì một giao dịch Buy sẽ là phương án được lựa chọn.

=> Tuy nhiên các bạn chưa thể Buy lúc này vì chưa đủ dữ liệu để ra quyết định. Hãy xem diễn biến tiếp theo của thị trường như thế nào.

Hình 11. Set up chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường.

Hình 11. Set up chiến lược giao dịch Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường.

Khung giờ Lunch Break diễn ra với sự phá vỡ sâu của thị trường qua cả Weak Low của Phiên Âu ngày hôm trước.

Tuy nhiên hành động hung hãn này của phe Sell không giấu được một thực tế rằng thị trường sẽ bật tăng sau đó. Sau khi chạm Demand zone giá bật tăng và sau một nhịp hồi một cây nến IFC xuất hiện.

Đây là dấu hiệu Buy mà các bạn đang tìm kiếm. Các bạn tiến hành set up một lệnh Buy ngay sau khi nến IFC đóng cửa với target tại đỉnh Strong High cuối cùng của xu hướng tăng và Stoploss dưới râu nến IFC. Một giao dịch với R-R rất ổn. Hãy cùng xem kết quả lệnh giao dịch này.

Hình 12. Kết quả giao dịch Buy GBPUSD khung M5.

Hình 12. Kết quả giao dịch Buy GBPUSD khung M5.

Lệnh giao dịch này đã chạm Takeprofit mặc dù đến ngày hôm sau giá mới chạm vùng giá Strong High nhưng đây là một giao dịch đáng để thiết lập.

Trên đây là toàn bộ nội dung và cách thiết lập một giao dịch theo chiến lược Asian kill zone kết hợp cấu trúc thị trường. Các bạn có thể tham khảo thêm video dưới đây để hệ thống lại toàn bộ kiến thức và những ví dụ trong bài viết này:

Để các bạn có thể nắm vững chiến lược này trong thời gian tới VnRebates sẽ có nhiều bài viết Recap lại các giao dịch thực chiến ở nhiều thị trường khác nhau. Hãy cùng đón đọc!

VnRebates – Hoàn phí Trading số 1 Việt Nam

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.