ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

5 lý thuyết kinh điển của giới phân tích tài chính, là trader thì không nên bỏ qua!

10.05.2024, 13:38 12 phút đọc

Khi tiếp cận thị trường tài chính, trader thường đối mặt với sự phức tạp và không đoán trước được của biến động giá. Dưới đây là 5 lý thuyết kinh điển mà giới phân tích tài chính không nên bỏ qua, cung cấp cái nhìn sâu sắc về tính chất của thị trường và cách tiếp cận hiệu quả.ới phân tích tài chính, là trader thì không nên bỏ qua!

Xem thêm:

Lý Thuyết Bước Đi Ngẫu Nhiên (Random Walk Theory)

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên là 1 trong 5 lý thuyết kinh điển của thế giới tài chính.

Lý thuyết này cho rằng chuyển động giá chứng khoán là ngẫu nhiên và không thể đoán trước. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải thừa nhận rằng không có phân tích nào có thể liên tục đánh bại thị trường. Thay vào đó, việc mua và nắm giữ một quỹ hay chỉ số được xem là chiến lược tốt hơn, hạn chế rủi ro và tối ưu hóa sinh lợi.

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên - một trong 5 lý thuyết kinh điển của giới tài chính

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng chuyển động giá chứng khoán là ngẫu nhiên, hỗn loạn

Với “lý thuyết bước đi ngẫu nhiên”, Malkiel khẳng định rằng biến động giá là không thể đoán trước, và các nhà đầu tư không thể liên tục đánh bại thị trường. Việc áp dụng phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật để xác định thời điểm thị trường là một sự lãng phí thời gian và kém hiệu quả. Các nhà đầu tư sẽ tốt hơn nếu mua và nắm giữ một quỹ chỉ số. Có 2 yếu tố chính trong lý thuyết này:

– Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên tin rằng không thể đánh bại thị trường mà không chịu rủi ro vì khả năng tăng hay giảm của giá trong tương lai là tương đương nhau. Nhà đầu tư theo trường phái lý thuyết bước đi ngẫu nhiên tin rằng trong tương lai, thị trường không thể giống như những gì nó đã xảy ra vì luôn có những rủi ro tăng thêm, đó là những rủi ro không thể biết trước.

– Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng phân tích kĩ thuật hay phân tích cơ bản chỉ làm lãng phí thời gian của nhà đầu tư. Bởi các nhà đầu tư dựa trên phân tích kỹ thuật thường chỉ tiến hành mua hoặc bán các mã  sau khi các xu hướng đã hình thành và tiếp tục phát triển đến một giai đoạn nào đó.

Tương tự như vậy, phân tích cơ bản có thể dẫn đến phân tích sai lầm do sự yếu kém trong việc thu thập tin tức hoặc hiểu sai thông tin.

Lý thuyết bước đi không ngẫu nhiên

Lý thuyết bước đi không ngẫu nhiên cho rằng giá có thể hình thành nên các mẫu hình hữu ích và có giá trị thực tế. Nhưng chúng ta cần loại bỏ sự chủ quan bằng cách sử dụng máy tính hoặc bot.

Lý thuyết bước đi không ngẫu nhiên cho rằng giá có thể hình thành nên các mẫu hình hữu ích và có giá trị thực tế. Nhưng chúng ta cần loại bỏ sự chủ quan bằng cách sử dụng máy tính hoặc bot.

Lý thuyết bước đi không ngẫu nhiên (A Non-Random Walk Down Wall Street) là một lý thuyết phản bác những lý lẽ của Malkiel phía bên trên. Đây là 1 tiểu luận của Lo và MacKinlay cung cấp các bằng chứng thực nghiệm rằng thông tin có giá trị luôn có thể được trích xuất từ giá (có nghĩa là giá phản ánh hết thông tin). Dưới đây là 1 trích dẫn trong bài luận:

“Phân tích kỹ thuật, còn được gọi là phân tích biểu đồ, là một phần của thực tiễn giao dịch tài chính trong nhiều thập kỷ, nhưng phương pháp này không nhận được sự chấp nhận của giới học thuật như các phương pháp phân tích cơ bản. Một trong những trở ngại chính là bản chất chủ quan của phân tích kỹ thuật. Sự hiện diện của các mô hình trong lịch sử biểu đồ giá phụ thuộc vào chủ quan của nhà phân tích.

Tóm lại, lý thuyết này cung cấp bằng chứng xác thực rằng thị trường không ngẫu nhiên & các nhà giao dịch có thể ứng dụng máy tính trong việc xác định các mô hình để giao dịch (để loại bỏ tính chủ quan).

Lý thuyết Dow

Trong số 5 lý thuyết kinh điển của giới tài chính, đây là một trong những lý thuyết và cũng là hệ thống lâu đời nhất có thể giúp các nhà đầu tư chiến thắng thị trường và giảm thiểu rủi ro. Lý thuyết Dow mặc dù có nhiều tiên đề, nhưng cốt lõi vẫn là hướng các nhà đầu tư nên mua cổ phiếu khi cả Dow Transports và Dow Industrials ghi nhận mức đỉnh mới và bán hoặc mua trái phiếu kho bạc khi cả hai chỉ số đều tạo đáy mới.

Việc chuyển từ cổ phiếu sang trái phiếu kho bạc làm giảm đáng kể rủi ro trong thị trường giá xuống & bảo toàn vốn là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công trong đầu tư.

Với lý thuyết Dow, các nhà giao dịch nên xem xét mua cổ phiếu khi cả Dow Transports và Dow Industrials ghi nhận mức đỉnh mới và bán hoặc mua trái phiếu kho bạc khi cả hai chỉ số đều tạo đáy mới

Với lý thuyết Dow, các nhà giao dịch nên xem xét mua cổ phiếu khi cả Dow Transports và Dow Industrials ghi nhận mức đỉnh mới và bán hoặc mua trái phiếu kho bạc khi cả hai chỉ số đều tạo đáy mới

Lý Thuyết Dow là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính. Được phát triển bởi Charles Dow, nhà sáng lập của tạp chí The Wall Street Journal và Dow Jones & Company, lý thuyết này đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng của phân tích kỹ thuật.

Xem thêm:

Nguyên Tắc Cơ Bản của Lý Thuyết Dow:

Thị Trường Phản Ánh Tất Cả Thông Tin: Lý thuyết Dow giả định rằng thị trường chứng khoán phản ánh tất cả thông tin hiện có. Điều này bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cổ phiếu và thị trường nói chung, từ yếu tố cơ bản như lợi nhuận của doanh nghiệp đến yếu tố kỹ thuật như biểu đồ giá.

Thị Trường Diễn Biến Theo Xu Hướng: Lý thuyết Dow cho rằng thị trường diễn biến theo các xu hướng dài hạn, bao gồm xu hướng tăng (uptrend), xu hướng giảm (downtrend) và các pha điều chỉnh (corrections) trung hạn trong xu hướng chính.

Xác Định Các Xu Hướng: Dow định rõ rằng để xác định một xu hướng, cần có sự kết hợp giữa Dow Jones Industrial Average (DJIA) và Dow Jones Transportation Average (DJTA). Khi cả hai chỉ số này tăng đồng thời hoặc giảm đồng thời, điều này cho thấy một xu hướng đang diễn ra.

Thị Trường Mở Rộng Khi Đi Theo Xu Hướng: Dow tin rằng khi thị trường tăng, nó sẽ mở rộng ở cả hai chỉ số, tức là DJIA và DJTA đều tăng. Ngược lại, khi thị trường giảm, cả hai chỉ số cũng giảm.

Thị Trường Điều Chỉnh Là Phần Tự Nhiên Của Quá Trình: Dow xem xét các pha điều chỉnh (corrections) như một phần tự nhiên của quá trình phát triển của thị trường. Những điều chỉnh này là cách mà thị trường loại bỏ những sự quá mua hoặc quá bán, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai.

Phân phối Fat Tails

Nếu người ta đo chiều cao 1000 người và vẽ sơ đồ phân phối, phân phối này sẽ tạo thành đường cong hình chuông cổ điển (đường màu đen liền nét trong hình bên dưới). Chiều cao trung bình sẽ ở giữa và các chiều cao còn lại sẽ được phân bổ đều ở hai bên. 68.5% mẫu sẽ nằm trong phạm vi độ lệch chuẩn 1 của giá trị trung bình, 95.4% sẽ nằm trong phạm vi độ lệch chuẩn là 2 của giá trị trung bình và 99.7% sẽ nằm trong phạm vi sai lệch chuẩn là 3 và càng cách xa giá trị trung bình thì % càng giảm.

Phân phối Fat Tails

Phân phối Fat Tails

Lý thuyết hơi khó hiểu nên mình giải thích lại 1 chút cho anh em dễ hiểu hơn: Giả sử chiều cao trung bình của nam giới Việt là 1m6, thì 68.5% nam giới sẽ nằm trong vùng 1m5-1m7, 95.4% sẽ nằm trong vùng 1m4-1m8,….chẳng hạn thế, và số lượng nam giới có chiều cao dưới 1m4 và 1m9 hoặc thấp hơn vào cao hơn trong % dân số sẽ thấp dần (đuôi của đường cong hình chuông).

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về mức phân phối lợi nhuận của 1 tài khoản giao dịch có lãi, thì các nhà nghiên cứu nhận thấy cái vùng đuôi này sẽ bự hơn (đường nét đứt trong hình bên trên). Có nghĩa là trong 1 lịch sử giao dịch của 1 người có lãi, số lượng lệnh gần với điểm hoà vốn sẽ cao hơn, và số lượng lệnh lãi lớn hoặc lỗ lớn thường rất bé, nhưng nó sẽ lớn hơn so với mô hình phân phối hình chuông cổ điển.

Điều này có nghĩa là, thị trường luôn cung cấp những cơ hội với lợi nhuận đột phá, anh em nào có thể tận dụng được những sự đột phá này thì có cơ hội chiến thắng cao hơn (cái đuôi chuông béo hơn).

Lợi nhuận bất thường

Lợi nhuận bất thường

Hình bên trên là phân phối lợi nhuận của phù thuỷ P.Brandt. Anh em có thể thấy là khúc đuôi (phần lợi nhuận bất thường) trong mô hình phân phối có xu hướng hơi “béo” hơn, nó có hình dạng khác với phân phối hình chuông truyền thống.

Lý thuyết bằng chứng trực quan

Bằng cách quan sát trực quan, chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện xu hướng và khai thác chúng là luận điểm chính của lý thuyết này

Bằng cách quan sát trực quan, chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện xu hướng và khai thác chúng là luận điểm chính của lý thuyết này

Bất kỳ ai đã theo dõi thị trường tài chính chứng khoán, ngoại hối trong một khoảng thời gian đều nhận ra rằng các xu hướng là hoàn toàn tồn tại. Công bằng mà nói, không phải tất cả các mã giao dịch đều có xu hướng và xu hướng không tồn tại mãi mãi. Như mọi khi, thách thức là tìm ra xu hướng đó và tận dụng nó. Và lý thuyết này chỉ ra rằng, chỉ bằng cách quan sát một cách trực quan, nhà giao dịch hoàn toàn có thể phát hiện ra xu hướng và tận dụng chúng.

Lý thuyết Bằng Chứng Trực Quan (Visual Evidence Theory) là một trong những khái niệm quan trọng trong phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính. Lý thuyết này tập trung vào việc sử dụng các biểu đồ và các mẫu hình giá để nhận diện xu hướng và tạo ra các chiến lược giao dịch.

Nguyên Tắc Cơ Bản của Lý Thuyết Bằng Chứng Trực Quan:

Quan Sát Biểu Đồ: Lý thuyết này giả định rằng thông tin về thị trường được phản ánh một cách rõ ràng và trực quan thông qua các biểu đồ giá. Nhà đầu tư quan sát các biểu đồ này để phát hiện ra các mẫu hình giá và xu hướng của thị trường.

Nhận Diện Xu Hướng: Bằng cách quan sát biểu đồ, nhà đầu tư có thể nhận diện các xu hướng của thị trường, bao gồm xu hướng tăng, xu hướng giảm và cả xu hướng bên.

Xác Định Điểm Vào Và Điểm Ra: Dựa trên việc nhận diện các mẫu hình giá và xu hướng của thị trường, nhà đầu tư có thể xác định các điểm vào và điểm ra trong giao dịch. Điều này giúp họ tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Sử Dụng Các Công Cụ Kỹ Thuật: Lý thuyết Bằng Chứng Trực Quan cũng bao gồm việc sử dụng các công cụ kỹ thuật như các chỉ báo và đường trung bình để xác định xu hướng và điểm giao dịch.

Áp Dụng Lý Thuyết Bằng Chứng Trực Quan Trong Giao Dịch:

Trong giao dịch, nhà đầu tư sử dụng lý thuyết Bằng Chứng Trực Quan để xác định các điểm vào và điểm ra trong giao dịch. Họ quan sát các biểu đồ giá để nhận diện các mẫu hình giá như đỉnh và đáy, tam giác, cánh cụt và hình chữ nhật, từ đó tìm ra các điểm mua và bán tiềm năng.

Ngoài ra, họ cũng sử dụng các công cụ kỹ thuật như đường trung bình di động và các chỉ báo kỹ thuật như RSI (Relative Strength Index) và MACD (Moving Average Convergence Divergence) để xác định xu hướng và xác nhận các điểm vào và điểm ra.

Thay cho lời kết

Việc kết hợp các lý thuyết này không chỉ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường mà còn tạo ra cơ hội giao dịch và quản lý rủi ro hiệu quả. Bằng cách áp dụng những kiến thức này một cách linh hoạt và tùy biến theo những diễn biến của thị trường, các trader hoàn toàn có thể đạt được thành công và đảm bảo sự bền vững trong hành trình chinh phục thị trường tài chính.

Nguồn: TradingView

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.