VNREBATES

Bẫy giá tăng là gì? 5 bước hình thành bẫy giá tăng

18.09.2020, 17:00 12 phút đọc

Bẫy giá tăng là một thuật ngữ chỉ một tín hiệu giao dịch sai, đánh lừa người giao dịch rằng xu hướng giảm đã kết thúc, xu hướng tăng đang quay lại, khiến trader nhảy vào thị trường và giao dịch theo hướng giá tăng. Có thể nói, bẫy giá luôn là mối nguy hiểm mà bất cứ trader nào, dù là người mới tham gia thị trường hay những người đã giàu kinh nghiệm đều cực kỳ e ngại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bẫy giá tăng qua bài viết dưới đây.

Bẫy giá tăng là gì?

Bẫy giá tăng là gì?

1. Bẫy giá tăng là gì?

1.1 Định nghĩa

Bẫy giá tăng, hay còn gọi là bull trap, là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và thị trường đang có xu hướng đi lên. Trong đó, Bull có nghĩa là con bò đực, thuật ngữ này đại diện cho thị trường tăng giá; trap là cái bẫy và Bẫy giá tăng dùng để chỉ bẫy giá tăng hay bẫy phục hồi.

Trong giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng như thị trường forex, bẫy giá tăng là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và thị trường đang có xu hướng đi lên. Khi đó, nếu các nhà đầu tư vội vã tham gia vào thị trường và giao dịch theo xu hướng giá tăng thì họ sẽ phải gánh chịu thua lỗ khi thị trường bỗng đảo chiều.

Nói tóm lại, Bẫy giá tăng là một thuật ngữ chỉ một tín hiệu giao dịch sai, đánh lừa người giao dịch rằng xu hướng giảm đã kết thúc, xu hướng tăng đang quay lại, khiến trader nhảy vào thị trường và giao dịch theo hướng giá tăng. Trên thực tế, giá sẽ lập tức giảm trở lại sau khi xảy ra bẫy giá tăng, làm cho trader đã mua vào bị thua lỗ.

Bẫy giá tăng còn có thể gọi là false breakout, tức là đây là hiện tượng phá vỡ sai, phá vỡ giả.

Nhìn chung, bẫy giá tăng này là một tín hiệu giả xuất hiện khi thị trường/cổ phiếu đi xuống (downtrend). Hiện tượng này xuất hiện khi Trader nghĩ là cổ phiếu sẽ đảo chiều và phục hồi, bắt đầu một chu kỳ tăng giá mới.

Với tham vọng bắt đáy, các nhà đầu tư sẽ nhảy vào đớp mồi, bởi họ nghĩ rằng cổ phiếu sẽ lên. Tuy nhiên, đời không như mơ, cổ phiếu quay đầu cuốn theo khoản đầu tư của trader, những phiên giá giảm liên tục xuất hiện và trader sẽ tiếp tục thua lỗ.

“Thấy tăng nhưng lại giảm” đó chính là Bẫy (Trap).

Bẫy giá tăng cũng thể hiện là Bên bán vẫn chiếm ưu thế, kiểm soát hành động giá nên giá sẽ tiếp tục giảm. Có thể nói, bẫy giá tăng khá nguy hiểm đối với túi tiền nhà đầu tư.

1.2 Vì sao bẫy giá tăng nguy hiểm với trader?

Với các trader thiếu kinh nghiệm, các bẫy giá tăng sẽ trở nên nguy hiểm. Những nhà đầu tư non trẻ mới tham gia vào thị trường sẽ dễ bị dính phải bẫy giá tăng và thua lỗ. Lý do là vì sau khi bẫy giá tăng diễn ra, giá có thể đảo chiều theo hướng giảm nhanh chóng. Trong trường hợp bạn chưa kịp đặt lệnh dừng lỗ, khoản đầu tư của bạn có thể bị thua lỗ nhanh chóng.

Bẫy giá tăng có thể xảy ra trong tất cả các loại hình giao dịch tài chính như chứng khoán, tiền số, forex, hàng hóa…

Chẳng ai muốn dính bẫy giá tăng nhưng thị trường luôn có những biến động khôn lường và việc tránh khỏi tất cả cạm bẫy là dường như không thể. Vậy trader chuyên nghiệp và gà mờ khác biệt nhau như thế nào:

  1. Trader giàu kinh nghiệm có khả năng nhận diện bẫy giá tăng cao hơn
  2. Trader giàu kinh nghiệm có tần số dính bẫy bẫy giá tăng thấp hơn
  3. Trader giàu kinh nghiệm có cách xử lý khi dính bẫy bẫy giá tăng tốt hơn.

Trader chuyên nghiệp không hẳn là sẽ tránh thoát tất cả bẫy giá tăng. Ngược lại, bản lĩnh của trader lại thể hiện ở việc họ vượt qua các bẫy giá tăng như thế nào.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn những kiến thức bổ ích để nhận diện bẫy giá tăng. Bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để phòng tránh, hạn chế dính bẫy và thiệt hại khi lỡ mua cổ phiếu dính đúng cái bẫy

Một số điểm đáng chú ý về bẫy giá tăng

Một số điểm đáng chú ý về bẫy giá tăng

2. Một số điểm đáng chú ý về bẫy giá tăng

2.1 Bẫy giá tăng xảy ra khi nào?

Bẫy giá tăng xảy ra khi nhà đầu tư mua chứng khoán vượt ra khỏi ngưỡng kháng cự – một chiến lược dựa trên phân tích kỹ thuật phổ biến trong khi đó chỉ là một tín hiệu giả.

Bẫy giá tăng xuất hiện thường xuyên nhất là tại các vùng kháng cự.

  • Khi giá vượt lên trên kháng cự, các nhà đầu tư sẽ có cảm giác rằng đang có một đợt phá vỡ kháng cự xảy ra và xu hướng tăng sẽ tiếp diễn.
  • Tâm lý này khiến các trader vội vã mua vào
  • Sau đó giá lại giảm trở lại xuống dưới kháng cự, làm cho những trader vừa bỏ tiền vào đầu tư bị rơi vào trạng thái thua lỗ.

Bẫy giá tăng cũng có thể xuất hiện tại điểm giao tiếp giữa giá và đường xu hướng giảm. Diễn biến của bẫy này diễn ra như sau:

  • Ban đầu, giá cắt lên đường xu hướng giảm, bạn sẽ có cảm giác giá phá vỡ đường xu hướng và thị trường sắp xoay chiều xu hướng từ giảm sang tăng
  • Sau đó giá lại giảm xuống dưới đường xu hướng trở lại
  • Khi đó, các trader mua vào khi giá phá vỡ đường xu hướng giảm bị mắc kẹt trong bẫy giá tăng – bẫy giá tăng và phải chịu thua lỗ hoặc buộc phải nắm giữ tài sản cho đến khi giá tăng trở lại.

2.2 Diễn biến của bẫy giá tăng

Nhìn chung, hầu hết bẫy giá tăng đều diễn ra tương tự nhau. Ban đầu, giá cắt lên đường xu hướng giảm, đánh lừa các nhà đầu tư rằng giá sẽ phá vỡ đường xu hướng và thị trường sẽ xoay chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Và tất nhiên, đó chỉ là một cú lừa, sau khi bạn đã dốc túi mua vào thì giá sau đó lại giảm xuống dưới đường xu hướng trở lại. Và bạn đã bị mắc kẹt trong bẫy giá tăng.

Nhiều trader nghĩ rằng bẫy giá tăng dễ dàng được phát hiện, nhưng hầu hết trader lại chỉ nhận ra nó khi Bẫy giá tăng đã hình thành.

Mỗi thị trường đều sẽ có những khác biệt nhất định trong bẫy giá tăng. Bên cạnh đó, bẫy giá tăng cũng phụ thuộc vào năng lực chủ quan, và khung thời gian bạn đánh giá.

3. 5 bước hình thành Bẫy giá tăng

5 bước hình thành Bẫy giá tăng

5 bước hình thành Bẫy giá tăng

Có 5 giai đoạn hình thành bẫy giá tăng, tuy nhiên các giai đoạn này có thể thay đổi trên thực tế.

Bẫy giá tăng thường xuất hiện ở các ngưỡng cự hoặc điểm kháng cự với 5 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Khi giá tăng lên, và đạt ngưỡng kháng cự, thì trên biểu đồ giá sẽ có một trong hai trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Giá quay đầu giảm tiếp (không có bẫy tăng giá)
  • Trường hợp 2: Giá sẽ phá kháng cự và đi lên

Giai đoạn 2: Một số Trader bắt đầu tin rằng giá đang break out, cổ phiếu đã đột phát và thi nhau nhảy vào đặt lệnh “bắt đáy”, thường mua bằng mọi giá (lệnh thị trường).

Giai đoạn 3: Lệnh Giới Hạn được tung ra lấp đầy khiến đà tăng của giá bị đình trệ, cổ phiếu ngừng tăng cao

Giai đoạn 4: Tiếp tục diễn ra sự giằng co trên thị trường, nên khi giá ngừng tăng, một số trader sẽ hoảng loạn, và đóng vị thế mua của mình

Giai đoạn 5: Giá tiếp tục đi xuống đến mức giá cắt lỗ của trader. Khi đó, các lệnh cắt lỗ sẽ được khớp để sẽ bán cổ phiếu ra và giá sẽ thấp hơn. Do đó, bẫy giá tăng xuất hiện và Bên bán vẫn làm chủ tình hình!

4. Hướng dẫn giao dịch khi gặp bẫy giá tăng

4.1 Cách phòng ngừa bẫy giá tăng

Một trong những cách giúp Trader có thể tránh bẫy giá tăng bằng cách tìm kiếm xác nhận sau khi breakout. Breakout thường được coi là tín hiệu cho thấy thị trường sắp đảo chiều bởi nó xảy ra khi giá phá vỡ một khu vực giá đã và đang được củng cố vững, hay phá vỡ ra một biên độ giao dịch vững trước đó.

Bạn nên quan sát breakout cùng khối lượng giao dịch. Một breakout tạo ra nến có khối lượng thấp và thiếu quyết đoán có thể là dấu hiệu của bẫy giá tăng.

Từ quan điểm tâm lý học, bẫy giá tăng xảy ra có thể là do thiếu động lực hoặc do chiến lược chốt lời của nhà đầu tư.

Cách tốt nhất để xử lý bẫy giá tăng là nhận ra các dấu hiệu cảnh báo trước và thoát khỏi giao dịch càng nhanh càng tốt nếu có nghi ngờ.

Để tránh để cho cảm xúc thúc đẩy quá trình ra quyết định, hãy đặt lệnh dừng lỗ, đặc biệt trong trường hợp thị trường đang chuyển động nhanh chóng.

Một số cách phòng ngừa bẫy giá tăng:

  • Đặt dừng lỗ ngay khi vào lệnh mua
  • Chờ tín hiệu xác nhận từ khối lượng giao dịch và chỉ vào lệnh khi thấy khối lượng giao dịch lớn
  • Chỉ giao dịch khi breakout diễn ra với một Mô hình nến mạnh
  • Chờ tín hiệu xác nhận khi cây nến tiếp diễn sau khi phá vùng kháng cự để đảm bảo không xảy ra bẫy giá tăng.

4.2 Tận dụng bẫy giá tăng để giao dịch an toàn hơn

Hướng dẫn giao dịch khi gặp bẫy giá tăng

Hướng dẫn giao dịch khi gặp bẫy giá tăng

Tất nhiên để hiểu về bẫy giá tăng, bạn phải có thật nhiều thời gian để luyện tập và nghiền ngẫm. Một khi bạn đã hiểu được những bẫy giá tăng, bạn sẽ tìm được cho mình một lợi thế giao dịch và có những quyết định chính xác và dễ dàng hơn.

Dưới đây là hai lưu ý để bạn có thể giao dịch một cách an toàn hơn:

a. Vào lệnh muộn hơn
Hãy nhớ, ”Không bán ra khi giá đang tăng lên, không mua vào khi giá đang giảm xuống”, bạn chỉ nên giao dịch khi thấy được những tín hiệu rõ ràng.

b. Hãy xác định điểm vào của bạn thuộc tình huống nào trong 3 tình huống sau:

  • Quá sớm – Những trader mới, ít kinh nghiệm thường cố gắng dự đoán hướng giá và vào lệnh mà thiếu đi những sự xác nhận cần thiết.
  • Lý tưởng – Hãy vào lệnh tại điểm lý tưởng nhất, vào lệnh với những tín hiệu xác nhận.
  • Quá trễ – Khi đã không thể vào kịp ở điểm lý tưởng, đừng chạy theo giá, bất chấp mua vào bởi kết quả thường không được tốt vì tỷ lệ risk:reward dường như đã bị phá hủy.

4.3 Tận dụng đường trung bình

Cách đơn giản tiếp theo mà bạn có thể áp dụng để tăng khả năng vượt qua bẫy giá tăng đó chính là sử dụng đường trung bình. Hãy sử dụng đường SMA20 để hỗ trợ, và hãy nhớ chỉ vào lệnh bán khi gặp giá tăng đã xuyên thủng và nằm phía dưới đường MA này; chỉ vào lệnh mua khi gặp giá giảm đồng thời giá đã xuyên thủng và nằm trên SMA20.

Ngoài ra, hãy trang bị cho bạn kiến thức tốt về phân tích kỹ thuật, dành thời gian để biến mình thành người hiểu biết về tâm lý thị trường và tâm lý bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình cả kiến thức chung, kiến thức cơ bản và thực hành với nó.

Để hạn chế thiệt hại khi gặp Bẫy giá tăng, bạn cần nghiên cứu về khối lượng giao dịch, đặt điểm cắt lỗ cụ thể rõ ràng, không nên để một vụ trader lỗ quá 10%/vụ. Đồng thời, đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ và cũng đừng liều lĩnh với tỷ lệ đòn bẩy quá cao. Sự cẩn trọng chưa bao giờ là thừa!

5. Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn bẫy giá tăng là gì và 5 bước hình thành bẫy giá tăng. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thêm kiến thức cần thiết để né tránh được cạm bẫy này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây.

Nguồn: Wikipedia và các nguồn khác

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.